Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG


Câu chuyện thành công của giao thông thông minh ở Hàn Quốc

Ý tưởng về hệ thống giao thông thông minh (ITS) được Mỹ cùng các nước phương Tây khởi xướng từ những năm 1960, 1970. Tại Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia tiên phong áp dụng thành công công nghệ này.

Giao thông thông minh từ cái nhìn tổng thể

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.

Hệ thống ITS Hong Kong sử dụng hệ thống camera và các cảm biến để thu thập thông tin.

Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao thông, khí hậu, thời tiết,…các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử lý, sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thông trên đường (tai nạn, ùn tắc giao thông, thời tiết…) để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho các phương tiện đang lưu thông trên đường.

Theo ông Seong J.Namkoong, Giám đốc trung tâm dữ liệu về đường cao tốc Hàn Quốc, giao thông cũng là một cách để hiểu được con người. Bởi vậy, khái niệm ITS có 3 yếu tố tham gia là con người- xe cộ- đường sá.

Thông minh hóa hệ thống giao thông chính là giảm vai trò của con người trong điều hành giao thông. Khi con người không còn vai trò gì thì sẽ đạt đến mức tự động hóa. Đây chính là mục tiêu cao nhất của ITS. Để đạt được mục tiêu này, ITS phải có 3 giai đoạn: thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa thông tin được xử lý tới người tham gia giao thông.

Và câu chuyện thành công của Hàn Quốc

Mạng lưới giao thông được xây dựng trên nền tảng công nghệ IT ở Hàn Quốc đã tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho người dân thành phố. Tốc độ được đo trên các tuyến cao tốc đã tăng 20~24km/h trong vòng 5 năm qua. Các chi phí liên quan đến tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường giảm xuống, mỗi năm bình quân khoảng 1,5 tỷ USD. Theo Viện nghiên cứu giao thông Hàn Quốc, ngân sách đầu tư cho hình thành hệ thống giao thông thông minh này không quá 1% kinh phí xây dựng 1 tuyến đường 4 làn xe ở Hàn Quốc.
Thẻ giao thông ở thành phố Seoul có thể sử dụng được cho các phương tiện như xe bus, taxi và các cửa hàng tiện ích.

Xe bus của doanh nghiệp tư nhân và tàu điện ngầm của cơ quan nhà nước điều hành là hai phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Hàn Quốc, điều này khiến cho hệ thống giao thông của Hàn Quốc có trật tự hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Hệ thống tàu điệu ngầm kết nối khu vực vùng thủ đô bằng 16 tuyến vận chuyển 6 triệu lượt người dân thành phố trong một ngày. Có tới 17 triệu phương tiện giao thông đăng ký GPS nên người vận hành vừa nhận được thông tin về lượng giao thông theo từng giờ cùng các tuyến đường, hệ thống đèn tín hiệu được lắp đặt có thể tự thay đổi từng giờ theo tình trạng của đường cao tốc làm giảm bớt thời gian chờ đợi trên các tuyến giao lộ góp một phần làm cho luồng giao thông thông thoáng và vận hành nhịp nhàng hơn. Năm 2011, nhờ sự lắp đặt 3.500km cáp quang nên trên khắp các đường cao tốc được trang bị hệ thống thông tin tốc độ cao, làm nền tảng cho hệ thống giao thông thông minh ở Hàn Quốc.

Tại Seoul, khách du lịch dễ dàng khám phá ra những đặc trưng của giao thông chỉ trong vòng 1 ngày. Các tuyến dành riêng cho xe bus trung ương được hình thành từ năm 2007 đã làm giảm tải được lượng giao thông khổng lồ mà mang lại sự tiện ích, dịch vụ xuyên suốt cho người sử dụng. Ở các bến xe bus đều được trang bị hệ thống thông báo giờ xe bus cập nhật từng giờ. Trong các ga tàu điện ngầm có lắp đặt màn hình LED thông báo giờ đến, quảng cáo, giới thiệu các bộ phim sắp ra mắt…Các hình ảnh số trong ga tàu điện ngầm cung cấp các thông tin và hình ảnh về các nhà hàng, cửa hiệu, tuyến xe bus khu vực xung quanh cùng các tin tức được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang web.

Người lái xe có thể tiếp nhận thông tin giao thông từng giờ thông qua smartphone app (tay trái); Bạn có thể thấy được thông tin giao thông mình muốn trên internet tại trang web của Trung tâm thông tin giao thông thành phố Seoul (phải).

Hệ thống thẻ giao thông thành phố Seoul được lưu hành từ năm 2004 không chỉ giảm bớt cước vận chuyển cho người sử dụng mà họ còn có thể chuyển sang phương tiện hoặc tuyến khác miễn phí trong vòng 30 phút. Thẻ giao thông cũng có thể sử dụng khi thanh toán trong các cửa hàng tiện ích và cước taxi. Ngoài ra thẻ giao thông cũng có thể được nạp tiền từ thẻ điện thoại và thẻ ngân hàng. Hệ thống xử lý trung tâm của thẻ giao thông sẽ lưu trữ lại chi tiết mọi giao dịch của người sử dụng, chia sẻ thông tin với các công ty vận tải, điểm bán thẻ, các công ty thẻ tín dụng để thanh toán. Thông qua tài liệu của hệ thống thẻ giao thông cũng có thể phân tích được xu hướng và tình trạng thông hành của người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

 

 Nam Hải cung cấp các thiết bị định vị ô tôxe máy có chất lượng bảo đảm và giá thành phải chăng.

Hãy gọi hotline :  0978994252  để được hỗ trợ nhanh nhất ạ !!!

Ngoài ra, Trung tâm thông tin giao thông thành phố Seoul còn lập trang web thông tin giao thông tổng hợp nội thành Seoul (topis.seoul.go.kr) và bắt đầu đi vào hoạt động thí điểm từ cuối tháng 5. Người dân thành phố có thể tham khảo các thông tin giao thông mình muốn tại trang web này. Không chỉ có những thông tin về xe riêng, xe bus, bãi đỗ xe mà còn có thể nắm bắt được tất cả các thông tin về giao thông khác, kể cả là cho người sử dụng xe đạp trên một tấm bản đồ.

Hàn Quốc “vượt mặt” Mỹ và phương Tây về công nghệ giao thông thông minh

Hãng tin CNN (Mỹ) phải thừa nhận, so với Mỹ và phương Tây, sự phát triển ITS của Hàn Quốc thực sự đáng ghi nhận. Tại thời điểm năm 2011, Mỹ vẫn dậm chân tại chỗ ở giai đoạn nghiên cứu, dự tính. Trong khi đó, hệ thống ITS của Hàn Quốc được học hỏi từ Hệ thống Đường cao tốc thông minh – tiền đề của ITS do Cục Đường cao tốc Liên bang Mỹ phát triển những năm đầu 1990 đã đạt được nhiều kết quả khả quan như trên.

Theo CNN, một trong những trở ngại của Mỹ đó là sự khác biệt giữa các bang, các địa phương. Điều mà chính các nước Liên minh châu Âu cũng đang gặp phải trong quá trình đưa ra tiêu chuẩn về ITS. Mặt khác, các chính trị gia Mỹ, phương Tây có xu hướng thiên về sửa chữa đường cũ, lấp ổ gà, xây dựng đường mới chứ không đầu tư vào “công nghệ vô hình”. Điều này thể hiện rõ ở chi tiêu ngân sách, Mỹ chi hơn 500 tỷ USD vào cải tạo cơ sở bề mặt hạ tầng giao thông từ năm 2011 – 2015, trong khi quỹ dành cho chiến lược giao thông thông minh ITS giai đoạn 2010 – 2014 lại chỉ vỏn vẹn 100 triệu USD/năm.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét